10 SỰ KIỆN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2015
Posted by Quốc Vinh BDS on 07:13 with No comments
10 SỰ KIỆN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2015
Năm 2015, dưới sự điều hành phù hợp của các cơ quan chức năng và sự nổ lực của doanh nghiệp, thị trường bất động sản đã có một năm phát triển đầy hứng khởi. Theo “Tạp chí Thị trường Giá cả Bất động sản và Tài Sản”, năm 2015 với những sự kiện tạo nhiều dấu ấn được bạn đọc và chuyên gia bình chọn về Thị trường bất động sản.
1. Luật nhà ở và Luật kinh doanh Bất động sản sửa đổi chính thức có hiệu lực từ 1/7/2015:
Đây là hai sắc luật có tác động mạnh mẽ và tích cực, tháo gỡ những nút thắt giúp thị trường bất động sản khởi sắc. Những điểm đáng chú ý trong 2 sắc luật quan trọng này: Luật kinh doanh bất động sản (Sửa đổi) quy định nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng các dự án bất động sản đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; giao dịch bất động sản không bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch; mở rộng cho đối tượng người nước ngoài và Việt kiều sở hữu và kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Mặc dù cho tới cuối năm 2015, theo báo cáo của HoREA, mới chỉ có khoảng 1.000 khách nước ngoài mua, tuy nhiên hiệu ứng của Luật được thị trường ghi nhận khá tốt. Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi còn có Điều 56 với quy định chủ đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai…
2. Mở van tín dụng bất động sản
Từ 1/2/2015, NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã được phép sử dụng tới 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Theo thông tư số 36, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa như sau: Ngân hàng thương mại là 60%; Chi nhánh ngân hầng nước ngoài là 60%; Ngân hàng hợp tác xã là 60%; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 200%.
3. Doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư vào BĐS
Ngày 13/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 91 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, từ 1/12/2015, doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, trừ trường hợp đặc biệt được. Chính phủ cho phép hoặc doanh nghiệp có ngành nghề chính là những lĩnh vực nêu trên. Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực trên mà không được Thủ tướng cho phép, phải tiến hành cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ vốn đã đầu tư theo quy định. Quy định này góp phần làm minh bạch hóa thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp bất động sản.
4. Ban hành nghị định chế tài việc cấp sổ đỏ
Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2014. Theo đó, các chủ đầu tư nếu chậm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua nhà sẽ bị phạt lên đến 1 tỷ đồng. Theo đó, đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở mà chậm làm thủ tực cấp giấy chứng nhận kể từ ngày bán giao nhà ở, đất ở, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Trong đó mức phạt cao nhất từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng được áp dụng đối với trường hợp làm chậm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên từ trên 12 tháng.
Nghị định nêu rõ, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Lượng giao dịch đạt mức ký lục theo năm
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng: Trong năm 2015, tại Hà Nội có khoảng 19.350 giao dịch bất động sản thành công, tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2014. Con số này tại TP.HCM là 18.700 giao dịch, tăng 1,8 lần. Con số này thấp hơn so với báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), theo đó tại TP.HCM, giao dịch bất động sản trong năm 2015, đạt hơn 26.000 giao dịch thành công, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2014. Theo thông kê CBRE, năm 2015, là năm thị trường bất động sản đạt mức thanh toán kỷ lục tính theo năm.
6. Thị trường M&A sôi động
Năm 2015, chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt vụ mua bán, chuyển nhượng (M&A) của các doanh nghiệp cả Việt Nam và các công ty nước ngoài. Điểm thú vị theo HoREA, là các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang thống lĩnh thị trường bất động sản, chứ không phải là doanh nghiệp nước ngoài. Đang dần dần hình thành những tập đoàn phát triển bất động sản trong nước lớn cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, sản phẩm đa dạng để dẫn dắt thị trường bất động sản và hợp tác bình đẳng với bên nước ngoài.
7. Phân khúc cao cấp dẫn dắt thị trường
Năm 2015, thị trường liên tục đạt tăng trưởng cao cả về lượng dự án chào bán và lượng giao dịch thành công. Đặc biệt, nếu giai đoạn đầu năm chứng kiện sự dẫn dắt của thị trường căn hộ trung bình thì càng về cuối năm phân khúc cao cấp mới là phân khúc dẫn dắt thị trường với hàng loạt ‘’siêu dự án’’ và mức thanh khoản tăng ấn tượng, thậm chí tại nhiều dự án đã xuất hiện tiền chênh khá cao. Cũng chính sự trở lại của phân khúc cao cấp, đã giúp làm giảm đáng kể lượng hàng tồn kho.
8. Bất động sản nghỉ dưỡng đột phá
Cùng với việc “lên ngôi” của phân khúc cao cấp, năm 2015, thị trường đã chứng kiến làn sóng đầu tư trở lại của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với hàng loạt dự án có quy mô lớn, trải rộng ở nhiều địa phương. Chỉ tính riêng Phú Quốc, đã có khoảng 200 dự án, với số vốn đăng ký hơn 180.000 tỷ đồng. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, chính sự phát triển cơ sở hạn tầng ngày một phát triển, kết nối đường bộ và hàng không ngày càng thuận tiện là một trong các lý do giúp phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng phát triển.
9. Làn sóng đầu tư vào căn hộ “Xanh”
Năm 2015, lần đầu tiên thị trường bất động sản TP.HCM, xuất hiện dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn căn hộ “Xanh”, theo tiêu chuẩn kiến trúc xanh LEED của Mỹ. Mặc dù theo chủ đầu tư cho biết, để đạt được tiêu chuẩn này, phải tốn thêm khoảng 10% chi phí xây dựng. Theo tiêu chuẩn LEED, mật độ xây dựng của dự án rất thấp (khoảng 20%), bù lại mật độ cây xanh, mặt nước cao, giúp cư dân sinh sống trong tòa nhà giống như đang ở trong khu vườn, được thư giãn, hít thở không khí trong lành, sử dụng hiệu quả nguồn nước và năng lượng, thải ít khí CO2 và tận dụng năng lượng. Mặc dù tốn nhiều công sức và chi phí đầu tư, nhưng từ một dự án, hiện đã xuất hiện làn sống đầu tư theo xu hướng căn hộ “Xanh”. Đây có thể xem là bước đột phá, thay đổi tư duy cũng như cách làm truyền thống lâu nay trong lĩnh vực bất động sản.
10. Xuất hiện căn hộ Mini, cho thuê giá rẽ
Cuối năm 2015, TP.HCM đã xuất hiện mô hình căn hộ mini siêu nhỏ. Chủ đầu tư xây dựng những tòa nhà cao 4 tầng, với các căn hộ có diện tích 20m2/căn, được thiết kế gồm có ban công phơi đồ, WC riêng với đầy đủ thiết bị trong nhà vệ sinh (bồn cầu, vòi sen, lavabo), mặt bếp, bồn rửa chén, tủ đáy bếp, quạt trần, nhà xe riêng. Với gia cho thuê chỉ tương đương các phòng trọ nhỏ: 1,5 Triệu đồng/tháng, chi phí điện, nước theo giá nhà nước quy định và áp dụng cách vận hành nhu một cao ốc chung cư với dịch vụ bảo vệ để đảm bảo an ninh 24/24h. Rất nhiều chuyên gia, cũng nhu khách hàng đánh giá cao mô hình này.